Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

Vì sao cần bổ sung vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất
Cơ thể cần nhiều Vitamin và khoáng chất

Bữa ăn hằng ngày không cung cấp đủ vi chất thiết yếu cho người bình thường, chưa kể người già, phụ nữ mang thai hay mãn kinh... Nguyên nhân chủ yếu là do cách chế biến và sở thích riêng. Do đó, việc bổ sung vitamin và khoáng chất tổng hợp rất quan trọng để duy trì cuộc sống.
Con người có thể thiếu một hoặc nhiều vi chất thiết yếu vì nhiều lý do. Trong một cuộc điều tra dinh dưỡng mới đây của Mỹ, rất nhiều người hấp thu quá ít canxi, magiê, sắt, kẽm và thậm chí cả đồng và mangan. Việc giảm cân hay ăn chay có thể đẩy con người đến nguy cơ thiếu chất. Nghiên cứu cho thấy người già thường bị thiếu vitamin A, E, canxi và kẽm, đôi khi là vitamin D, B1, B2. Phụ nữ tiền mãn kinh lại hấp thụ ít canxi, sắt, vitamin A và C.
Vitamin A
Sự thiếu hụt vitamin A thường gặp ở người già. Vi chất này rất quan trọng đối với hoạt động của hệ miễn dịch. Tuy nhiên, để phòng tránh nguy cơ dị tật bẩm sinh và loãng xương, không nên bổ sung quá 10.000 đơn vị vitamin A mà không có chỉ định của bác sĩ.
Beta-carotene
Là một tiền tố của vitamin A, song beta-carotene có ảnh hưởng độc lập với sức khỏe con người. Nghiên cứu cho thấy beta-carotene có thể làm tăng số lượng tế bào bạch huyết và nâng cao khả năng chống ung thư của hệ miễn dịch ở những người bổ sung 25.000-100.000 đơn vị mỗi ngày. Tuy nhiên, beta-carotene tổng hợp lại không có lợi cho người hút thuốc lá, dễ gây bệnh tim và ung thư phổi. Beta-carotene tự nhiên có thể tiêu diệt các yếu tố tiền ung thư, trong khi loại tổng hợp không có tác dụng này.
Vitamin B
Nhiều loại vitamin B, trong đó có B1, B2 và B3, được bổ sung vào các sản phẩm bột trắng và những loại thực phẩm đã bị mất loại vitamin này trong khi chế biến. Vitamin B5 thì do các khuẩn đường ruột sản sinh và đủ đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Sự thiếu hụt vitamin B6 rất phổ biến.
Axit Folic cũng là một loại vitamin B. Nó đặc biệt quan trọng đối với phụ nữ có thai với nhu cầu gấp đôi người thường. Sự thiếu hụt axit folic trong thai kỳ liên quan đến nguy cơ sinh trẻ nhẹ cân và dễ bị khiếm khuyết ống thần kinh. Cần bổ sung 400 mcg axit folic mỗi ngày trước và sau khi mang thai.
Vitamin B12 ít khi bị thiếu hụt ở người khỏe mạnh, trừ người ăn chay (không ăn sữa và trứng). Hiện tượng thiếu vitamin B12 ở người già thường do sự suy giảm khả năng hấp thu vi chất này từ thức ăn do tuổi tác. Có thể bổ sung vitamin B12 ở liều 100 mcg mỗi ngày nếu không bị bệnh thiếu máu ác tính hoặc rối loại đường ruột- dạ dày.
Trong nhóm vitamin B, bộ ba axit folic, B12 và B6 rất quan trọng trong việc kiểm soát lượng homocysteine trong máu. Sự gia tăng chất này liên quan đến các bệnh tim mạch, đột quỵ, Alzheimer và loãng xương. Hiện các nhà khoa học chưa biết nó có vai trò trực tiếp hay gián tiếp. Vì thế, cần bổ sung hằng ngày 400 mcg axit folic, 10 mg vitamin B6 và 50 mcg B12 mỗi ngày để phòng bệnh.
Vitamin C
Bổ sung vitamin C tối thiểu 100 mg mỗi ngày có thể tăng cường sức miễn dịch. Có thể nạp vi chất này nhiều hơn vì uy nó không tích tụ trong cơ thể, song hiệu quả phòng bệnh thì tương đương so với liều thấp hơn.
Vitamin và khoáng chất thiết yếu
Vitamin C rất tốt cho hệ miễn dịch
Vitamin D
Có thể hấp thu vitamin D từ chế độ dinh dưỡng hằng ngày hoặc ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, cơ thể vẫn có nguy cơ thiếu vitamin D trong mùa đông, đặc biệt là người già và người ăn kiêng.
Sự thiếu hụt vitamin D có liên quan đến chứng loãng xương và gãy xương ở người già. Ở phụ nữ mãn kinh, 800 đơn vị vitamin D mỗi ngày sẽ giúp ngăn ngừa mất xương. Không nên hấp thu quá 2.000 đơn vị vitamin D mỗi ngày vì nó có thể trở thành độc tố.
Vitamin E
Bổ sung ít nhất 100 đơn vị mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ phát triển bệnh tim. Nghiên cứu cho thấy chỉ cần 50 đơn vị vitamin E cũng có thể giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt ở người hút thuốc lá.
Vitamin K
Thiếu vitamin K gây ra các sự cố liên quan đến máu và loãng xương. Cần bổ sung ít nhất 1mg vitamin K mỗi ngày để giảm mất xương ở phụ nữ.
Canxi
Hấp thu đủ canxi trong suốt cuộc đời là điều cần thiết để đạt tới khối xương cao nhất và ngăn ngừa bệnh mất xương. Canxi làm chắc xương ở trẻ và làm chậm quá trình mất xương ở người lớn. Phụ nữ mãn kinh cần hấp thu 1.500 mg canxi mỗi ngày, trong đó có 500-700 mg từ thức ăn và 800-1.000 mg từ viên bổ sung.
Phốt pho
Dinh dưỡng hằng ngày luôn cung cấp đủ khoáng chất này. Dư thừa phốt pho sẽ không tốt quá trình chuyển hóa xương và canxi. Do đó, nhìn chung là không cần bổ sung phospho.
Magiê
Bổ sung ít nhất 250 mg mỗi ngày có thể chống mất xương
Kali
Hấp thu đủ kali sẽ ngừa chứng tăng huyết áp và đột quỵ. Tuy nhiên, quá nhiều kali sẽ gây khó chịu dạ dày. Cách tốt nhất để tiếp nhận kali là ăn ít nhất 5 bữa hoa quả, rau và nước quả mỗi ngày.

Vitamin và khoáng chất cần thiết
Thực phẩm giàu Kali
Sắt
Tình trạng thiếu sắt rất phổ biến ở phụ nữ tuổi sinh đẻ, người ăn chay, thai phụ và vận động viên. Cần bổ sung sắt từ thực phẩm như thịt bò, quả dâu... Nên nhớ thừa sắt cũng rất nguy hiểm, gây ra bệnh tim, tiểu đường và một số bệnh ung thư, tăng nguy cơ lây nhiễm và làm trầm trọng thêm bệnh thấp khớp.  
Iốt
Nhìn chung người bình thường hấp thu đủ iốt từ bữa ăn hằng ngày, trừ phi không ăn muối iốt, đồ biển và rong biển. Người mắc bệnh tuyến giáp nên khám bác sĩ trước khi bổ sung iốt.
Kẽm
Bổ sung 30-50 mg kẽm/ngày có thể phòng chống suy nhược và tăng cường sức miễn dịch. Chú ý là quá nhiều kẽm lại phản tác dụng, gây suy miễn dịch.
Đồng
Bổ sung 3 mg đồng/ngày để chống mất xương. Tuy nhiên, do kẽm gây cản trở hấp thu đồng, nên phải bổ sung đồng bất cứ khi nào bổ sung kẽm trong vài tuần.
Mangan
Hàm lượng mangan rất thấp trong các loại thực phẩm tinh luyện và chế biến sẵn. Do đó, những người chủ yếu ăn thực phẩm công nghiệp dễ bị thiếu mangan, gây loãng xương. Chú ý, cần bổ sung mangan khi bổ sung sắt, do sắt cản trở hấp thu mangan và làm giảm lượng mangan có sẵn trong cơ thể.
Crom
Cho đến nay, việc nghiên cứu crom trong dinh dưỡng gặp khó khăn vì một vài hạn chế về kỹ thuật trong phân tích thực phẩm và dịch cơ thể chứa crom. Thiếu crom có liên quan đến những bất thường về đường huyết và cholesterol. Lượng crom trong cơ thể sẽ giảm khi về già.
Selen
Phần lớn người bình thường có đủ selen, nếu tính theo mức khuyến cáo 70 mcg/ngày. Nghiên cứu cho thấy, nếu bổ sung khoảng 200 mcg selen từ men mỗi ngày trong vòng 4-5 năm, nguy cơ tử vong vì ung thư sẽ giảm 50% trong vòng 7 năm. Liều selen an toàn tối đa là 350-400 mcg/ngày.

Thực phẩm chứa nhiều Vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất
Thực phẩm giàu Vitamin và khoáng chất

Lượng khoáng chất và vitamin mà cơ thể cần mỗi ngày tuy rất nhỏ nhưng không thể thiếu. Đặc biệt, trong cuộc sống bận rộn và hối hả ngày nay, vitamin và khoáng chất chính là những liều thuốc hỗ trợ thể lực và trí não tốt nhất.
Thực phẩm cung cấp chất khoáng
Vai trò chất khoáng trong cơ thể rất đa dạng như tham gia vào quá trình tạo tổ chức xương, tạo protit, duy trì cân bằng kiềm toan, tham gia chức phận nội tiết, điều hoà chuyển hóa nước trong cơ thể...
Các chất khoáng gồm can-xi, magiê, natri, kali... được coi là các yếu tố kiềm. Nguồn gốc các chất khoáng này chứa nhiều trong các thực phẩm nguồn gốc thực vật như rau quả, sữa và các chế phẩm của sữa. Các chất khoáng như lưu huỳnh, phốt pho, clo... là yếu tố toan, các chất khoáng này có nguồn gốc từ các thực phẩm nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng và nguồn thực vật như ngũ cốc, các loại bột.
- Các thức ǎn thiên nhiên thường có ít canxi do đó tỷ lệ CA/P thấp trừ sữa, nhuyễn thể, cá, tôm, cua...Với trẻ nhỏ, ngoài sữa cần cho ǎn thêm cua, cá, tôm khi nấu bột hay cháo.
- Sắt có nhiều trong thịt, cá, trứng, nhuyễn thể, đậu đỗ, vừng, lạc và có ít trong sữa, ngũ cốc.
- Các yếu tố vi lượng như đồng, mangan, kẽm, iốt, nhôm... có nhiều trong thịt, trứng, sữa, thủy sản.
- Nên tǎng cường ăn các loại cua, tôm, tép giã nhỏ nấu canh để có nhiều chất đạm và canxi, hoặc chế biến các loại cá nhỏ bằng cách nấu nhừ như các rô kho tương, kho nước nắm... để ǎn được cả thịt cá và xương cá, như vậy sẽ tận dụng được cả nguồn chất đạm và chất khoáng (canxi) của cá.
Thực phẩm giàu khoáng chất
Thực phẩm giàu khoáng chất cho cơ thể
Thực phẩm cung cấp vitamin
Rau tươi các loại cung cấp nhiều vitamin, chất khoáng và xơ, ngoài ra rau còn có chứa từ 1 - 2% chất đạm. Một số loại rau có chứa hàm lượng chất đạm cao như rau ngót (5,3%), rau muống (3,2%).
Vitamin A:
- Thức ǎn động vật như gan, trứng, cá là nguồn chủ yếu cung cấp vitamin A.
- Các loại rau có lá xanh thẫm (rau ngót, rau đay, rau dền, rau muống, rau khoai lang, kinh giới, xương sông, lá lết, rau thơm, cà rết... các loại quả mầu vàng, da cam (gấc, đu đủ chín, hồng, xoài, mít, dứa...) là thức ǎn có nhiều b-caroten (tiền vitamin A).
Vitamin nhóm B
Có chứa nhiều trong thức ǎn động vật như thịt, thức ǎn thực vật như đậu đỗ, cám gạo... Vitamin B dễ bị hòa tan trong nước, bị phân huỷ bởi nhiệt nên bị mất trong quá trình chế biến.
Vitamin C:
Rau quả tươi là thức ǎn chủ yếu cung cấp vitamin C như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm...
Vitamin C dễ hòa tan trong nước, dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao vì vậy cần chú ý khi rửa và nấu nướng. Nên rửa rau cả lá to rồi mới thái, cho vào nấu khi nước đã sôi và ǎn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C.
Chú ý vệ sinh khi sử dụng rau: Rau cần được ngâm, rửa nhiều lần bằng nước sạch trước khi chế biến để tránh thuốc trừ sâu, các hóa chất và các nguồn gây bệnh khác.
Thực phẩm giàu Vitamin
Một số thức uống
Chè: Là một thức uống có giá trị dinh dưỡng vì có chứa tanin, cafein, tinh dầu, các vitamin, chất đạm và các chất khoáng. Thành phần cơ bản của chè là tanin nên chè có vị chát và có tác dụng tốt cho tiêu hóa.
Uống chè có tác dụng kích thích hưng phấn hệ thần kinh trung ương, hoạt động hệ tim mạch, chức năng thận và ống tiêu hóa. Không nên dùng chè đặc trước khi đi ngủ vì làm mất ngủ. Nên uống nước chè tươi vì vừa mát, vệ sinh và có chất dinh dưỡng.
Cà phê: Cà phê có chứa cafein, chất đạm, chất béo và chất khoáng... Cà phê có tác dụng kích thích hoạt động hệ thần kinh trung ương, hệ tim mạch. Đối với người bị bệnh tǎng huyết áp, tim mạch... không nên sử dụng cà phê.
Rượu bia: Độ cồn trong bia chứa 3-6%, trong rượu nếp 5%, rượu trắng và rượu màu có độ cồn cao 39%. Uống rượu thường xuyên có hại tới thận, gan, dạ dầy và nhiều cơ quan khác. Người nghiện rượu sức đề kháng kém đối với bệnh nhiễm khuẩn và bệnh thường tiến triển nặng.
Người nghiện rượu khả nǎng lao động giảm sút và ảnh hưởng xấu tới thế hệ sau, làm ảnh hưởng tới trí tuệ của con cái. Ngoài ra uống rượu còn gây nhiều tai nạn trong lao động, tai nạn giao thông, đánh nhau... Trẻ em và phụ nữ có thai không nên uống rượu.
Hàng ngày sau giờ làm việc, trong bữa cơm chiều có thể dùng ít rượu nhấm nháp cho vui và kích thích ǎn uống, nhưng không uống nhiều và tránh nghiện rượu.
Nước khoáng: Nước khoáng tự nhiên lấy từ các mạch nước ngầm sâu, đó là các dung dịch muối có chứa nhiều chất khoáng, có loại nước khoáng tự nhiên có tính phóng xạ thường dùng để chữa bệnh, giải khát.
Nước khoáng nhân tạo: Được sản xuất bằng cách bão hòa nước ǎn với khí Co 2 và một số muối khoáng.
Giá thành của nước khoáng đắt khoảng 4000-5000đ/1 chai nên ở thị trường có nước khoáng giả không bảo đảm vệ sinh.
Nước quả tự nhiên: Là nước quả tươi cho thêm nước và đường , như nước cam, chanh, dưa hấu,dứa...Nước quả tươi có tác dụng tốt đối với sức khoẻ vì chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nên uống nước quả tươi, nhất là vào mùa hè.
Các loại nước quả và nước giải khát có ga: Là các loại nước sản xuất từ tinh dầu hoa quả, các chất mầu với khí CO2 hoà tan trong nước. Chú ý không dùng nước ngọt có ga khi bị tiêu chảy. Không nên cho trẻ em dùng nhiều nước ngọt có ga như Coca-cola, Pepsi, Fantal...vì sẽ gây cho trẻ ngang dạ và biếng ǎn.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Vitamin B3 tốt cho hormon sinh dục


Vitamin B3 còn gọi là Niacin, cần thiết đối với hoạt động của hệ thần kinh và sự sản sinh hormon sinh dục.

Vitamin B3 được cơ thể sản xuất từ axit amin tryptophan. Cũng như vitamin B1 và B2, Niacin cần thiết cho việc giải phóng năng lượng từ thức ăn và việc sử dụng oxy ở các tế bào. Nó giúp não, thần kinh, hệ tiêu hoá và da hoạt động tốt. Niacin còn giúp cân bằng nước đường và cholesterol trong máu, tăng tuần hoàn máu và giảm huyết áp, vì vậy vitamin B3 có tác dụng phòng ngừa các bệnh về tim mạch. Vitamin B3 có hai dạng là axit nicotinic và nicotinamid.



Khi cơ thể thiếu hụt vitamin B3 thường xuất hiện các triệu chứng gồm: Giảm trí nhớ, hay quên; có cảm giác hồi hộp hoặc trầm cảm; nhức đầu liên miên; cơ thể mệt mỏi, đuối sức; thường mắc tiêu chảy; mắc bệnh eczema...

Bổ sung vitamin B3 không chỉ tốt cho sự phát triển của hormon sinh dục mà còn có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu khi dùng ở liều cao (dưới sự theo dõi của thầy thuốc); làm giảm huyết áp và tăng cường lưu thông máu nên giúp tim mạch luôn ở tình trạng tốt và ổn định; giúp cơ quan tiêu hoá hoạt động tốt và ngăn ngừa tiêu chảy; tăng cường khả năng vận động của các khớp, làm giảm viêm tấy khớp và đặc biệt là người người có mức Niacin thấp dễ mắc trầm cảm và tự ti. Vì vậy, tăng cường bổ sung vitamin B3 là liệu pháp được sử dụng để ngăn ngừa chữa trị chứng trầm cảm tự ti.

Vitamin B3 có nhiều trong các loại thực phẩm như thịt nạc, ngũ cốc nguyên hạt (chưa qua chế biến), men bia, pho mát, cá, trứng. Cần lưu ý nếu thực phẩm bảo quản lâu ngày hoặc nấu quá chín thì hàm lượng Niacin bị giảm đáng kể. Người lớn mỗi ngày được bổ sung 18mg vitamin B3 là đáp ứng đủ nhu cầu, tuy nhiên có thể bổ sung tối đa tới 100mg mỗi ngày trong trường hợp vận động nhiều, phụ nữ uống thuốc tránh thai hoặc đang trong tình trạng bị căng thẳng. Khi sử dụng vitamin B3 nên phối hợp với loại vitamin B khác để tăng cường tác dụng.

Đối với người nghiện rượu, sự bổ sung vitamin B3 có thể làm giảm cảm giác thèm rượu và giúp cho họ có giấc ngủ bình thường.

Chú ý: Không nên lạm dụng, bổ sung quá 100mg vitamin B3 mỗi ngày có thể gây rối loạn gan, gây nóng mặt và nhức đầu. Đặc biệt, phụ nữ có thai, người mắc tiểu đường, rối loạn gan, viêm loét dạ dày không nên dùng vitamin B2 ở liều cao.

Vitamin D giảm nguy cơ mắc tiểu đường


Bổ sung đủ vitamin D trong thời trẻ có thể giảm một nửa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường dạng 1.

Những phát hiện của các chuyên gia thuộc Trường Y tế công cộng Harvard (Mỹ) có thể cho thấy một công dụng mới của việc bổ sung vitamin D, đó là ngăn ngừa được căn bệnh tự miễn dịch nghiêm trọng ở người lớn, khi hệ miễn dịch bắt đầu gây hại mô. "Điều ngạc nhiên là bệnh nghiêm trọng như bệnh tiểu đường dạng 1 có thể được ngăn ngừa bằng một phát hiện đơn giản và an toàn", trưởng nhóm nghiên cứu Kassandra Munger cho biết.



Ở bệnh tiểu đường loại này, các cuộc tấn công hệ miễn dịch thường làm vô hiệu hóa các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy. Mặc dù bệnh thường khởi phát ở trẻ em, song khoảng 60% các trường hợp bị tiểu đường dạng 1 xảy ra sau tuổi 20, theo kết luận tại Đại học Harvard.

Có thể bổ sung vitamin D từ sữa, phô mai, cá...; hoặc tắm nắng 15 phút mỗi ngày để cơ thể tổng hợp vitamin D.