Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Khái niệm về Enzyme


Enzyme
Đu đủ có chứa enzyme tiêu hoá rất tốt
Enzyme là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein
Trong cuộc sống sinh vật xảy ra rất nhiều phản ứng hóa học, với một hiệu suất rất cao, mặc dù ở điều kiện bình thường về nhiệt độ, áp suất, pH. Sở dĩ như vậy vì nó có sự hiện diện của chất xúc tác sinh học được gọi chung là enzyme.
Như vậy, enzyme là các protein xúc tác các phản ứng hóa học. Trong các phản ứng này, các phân tử lúc bắt đầu của quá trình được gọi là cơ chất (substrate), enzyme sẽ biến đổi chúng thành các phân tử khác nhau. Tất cả các quá trình trong tế bào đều cần enzym. Enzym có tính chọn lọc rất cao đối với cơ chất của nó.
Hầu hết phản ứng được xúc tác bởi enzym đều có tốc độ cao hơn nhiều so với khi không được xúc tác. Có trên 4 000 phản ứng sinh hóa được xúc tác bởi enzym.
Hoạt tính của enzym chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Chất ức chế là các phân tử làm giảm hoạt tính của enzym, trong khi yếu tố hoạt hóa là những phân tử làm tăng hoạt tính của enzym.
Tính chất của Enzyme
- enzym có bản chất là protein nên có tất cả thuộc tính lý hóa của protein. Đa số enzym có dạng hình cầu và không đi qua màng bán thấm do có kích thước lớn.
- tan trong nước và các dung môi hữu cơ phân cực khác, không tan trong ete và các dung môi không phân cực.
- không bền dưới tác dụng của nhiệt độ, nhiệt độ cao thì enzym bị biến tính. Môt trường axít hay bazơ cũng làm enzym mất khả năng hoạt động.
- enzym có tính lưỡng tính: tùy pH của môi trường mà tồn tại ở các dạng: cation, anion hay trung hòa điện.
- enzym chia làm hai nhóm: enzym một cấu tử (chỉ chứa protein) như pepsin, amylase... và các enzym hai cấu tử (trong phân tử còn có nhóm không phải protein)
Trong phân tử enzym hai cấu tử có hai phần
- apoenzym: phần protein (nâng cao lực xúc tác của enzym, quyết định tính đặc hiệu)
- coenzym: phần không phải protein (trực tiếp tham gia vào phản ứng enzym), bản chất là những hợp chất hữu cơ phức tạp.
Công dụng của Enzyme
- Giúp vết mổ nhanh liền sẹo
- Tăng năng lượng cho trái tim khoẻ mạnh
- Giúp thai nhi và bà bầu khoẻ mạnh
- Hỗ trợ quá trình tiêu hoá của cơ thể
- Tăng sức đề kháng
- Giảm đau nhức cơ và khớp

Những khoáng chất cần thiết cho con người



Khoáng chất thiết yếu
Khoáng chất thiết yếu cho sức khoẻ
Trong các bữa ăn, chúng ta thường chỉ chú ý tới dinh dưỡng và vitamin mà ít để tâm đến khoáng chất. Tuy nhiên các khoáng chất này cùng với vitamin chính là yếu tố quan trọng đối với sức khỏe của chúng ta.



Iot
Iốt giúp bạn điều chỉnh quá trình trao đổi chất và cho phép cơ thể bạn tạo ra nhiều hormone ở tuyến giáp.
Thiếu hụt Iốt sẽ làm giảm khả năng hoạt động của tuyến giáp và quá trình trao đổi chất bị chậm lại.
Iốt có nhiều trong muối ăn (loại đã được trộn Iốt), sữa chua, và tảo biển.
Magiê
Magiê hỗ trợ quá trình truyền xung thần kinh và chuyển đổi năng lượng giữa các tế bào. Nó cũng có vai trò trong việc tổng hợp protein và kích hoạt một lượng enzim nhất định.
Khi cơ thể bạn không đủ lượng magiê cần thiết, bạn sẽ có nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, rối loạn tính tình, có hiện tượng nôn mửa. Bạn cũng có thể trở nên cáu kỉnh, mất ngủ, cơ bị co giật và nặng hơn là chứng ảo giác.
Ngũ cốc, đậu, hạt, đậu tương, lạc, nước khoáng và rau xanh chính là các nguồn giàu Magiê.
Khoáng chất cho sức khoẻ
Bổ sung khoáng chất thiết yếu là cần thiết
Natri
Loại khoáng chất này giúp bạn điều chỉnh thể tích và huyết áp. Nó cũng có chức năng đối với các cơ và thần kinh.
Thông thường thiếu natri sẽ làm cho các cơ của bạn yếu đi, thấy chán ăn và có biểu hiện nôn mửa. Trái lại nếu cơ thể bạn vượt quá mức natri cần thiết thì sẽ dẫn đến hiện tượng huyết áp cao và bí đái.
Natri được tìm thấy trong rất nhiều loại thực phẩm như muối ăn, đậu tương, thịt đã qua chế biến.
Kali
Kali giúp bạn điều chỉnh lượng axit/bazơ trong cơ thể, có vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp protein và điều chỉnh quá trình trao đổi chất.
Mệt mỏi, nhão cơ, nôn mửa, nhịp tim giảm, không ổn định; bồn chồn…chính là biểu hiện của việc thiếu vi chất kali.
Cá chính là nguồn kali phong phú nhất, bên cạnh đó các loại thịt cũng được xác định là có chứa nhiều kali. Ngoài ra kali còn có trong khoai tây, rau xanh, lê tàu, hoa quả tươi như chuối, táo, và mơ.
Canxi
Hầu hết chúng ta đều biết canxi có vai trò quan trọng để làm chắc xương, răng. Nó cũng có chức năng điều khiển xung thần kinh và co giãn cơ.
Cơ thể thiếu canxi sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến xương.
Canxi có nhiều trong các sản phẩm từ sữa, xương cá. Những người ăn chay có thể nhận nhiều canxi từ đậu phụ, nước cam và các loại rau xanh hay rau lá.
Florua
Khoáng chất này giúp ngăn ngừa sâu răng và giúp duy trì độ chắc và cấu trúc xương.
Florua có nhiều trong nước máy nên những loại thực phẩm có qua nước máy đều chứa florua. Ngoài ra như trà và cá biển cũng chứa nhiều khoáng chất này.
Nếu bạn không cung cấp đủ khoáng chất này cho cơ thể, xương và răng sẽ bị yếu đi, xương trở nên xốp do có nhiều lỗ hổng.

Vitamin và khoáng chất giúp tăng khả năng miễn dịch



Vitamin và khoáng chất
Vitamin và chất khoáng trong cơ thể chỉ cần một lượng rất nhỏ nhưng có vai trò rất quan trọng. Nếu cơ thể thiếu vitamin và chất khoáng có thể dẫn tới một số bệnh và giảm khả năng miễn dịch.
Vai trò của vitamin trong miễn dịch nổi bật là các vitamin tan trong chất béo, đó là vitamin A và vitamin E. Chất khoáng có vai trò miễn dịch là sắt, kẽm, đồng và selen.
Vai trò của một số vitamin và miễn dịch:
Vitamin A còn được gọi là “vitamin chống nhiễm khuẩn” có vai trò rõ rệt cả với miễn dịch dịch thể và miễn dịch tế bào.
Tỷ lệ tử vong do nhiễm khuẩn ở trẻ em mà nguyên nhân do thiếu vitamin A rất cao. Vai trò của vitamin A với đáp ứng miễn dịch được thể hiện ở vai trò của vitamin A với tính toàn vẹn của các biểu mô.
Thiếu vitamin A, các biểu mô quá sản, sừng hóa, các tuyến giảm bài tiết, khả năng ngăn cản sự xâm nhập của vi khuẩn giảm đi. Da và niêm mạc khô dẫn đến dễ nhiễm khuẩn, đặc biệt là mắt khô, gây nhũn giác mạc, rồi gây mù.
Ngoài ra, thiếu vitamin A còn gây viêm loét dạ dày, mủ bể thận... Ngược lại, bôi mỡ có vitamin A có tác dụng thúc đẩy quá trình hồi phục các tổn thương ở da.
Vitamin C cần thiết cho sự phát triển bình thường các mô liên kết như sụn, xương, răng, cho sự bền vững của mao mạch và của da. Thiếu vitamin C, sự nhạy cảm với các bệnh nhiễm khuẩn tăng lên, người bị nhiễm khuẩn thì vitamin C trong máu thường giảm, thiếu vitamin C tính thấm mao mạch tăng, mạch dễ vỡ, da khô ráp.
Nếu ăn đủ vitamin C, các globulin miễn dịch IgA và IgM tăng, hoạt tính của bạch cầu tăng, kích thích chuyển dạng các lymphô bào và giúp tạo thành các bổ thể.
Các vitamin nhóm B và miễn dịch Trong các vitamin nhóm B, vai trò các folat và pyridoxin đáng chú ý hơn cả.
Thiếu folat làm chậm sự tổng hợp của các tế bào tham gia vào các cơ chế miễn dịch. Tương tự như thiếu sắt, miễn dịch dịch thể ít bị ảnh hưởng hơn miễn dịch qua trung gian tế bào.
Trên thực tế ở trẻ em, nhất là phụ nữ có thai, thiếu folat thường đi kèm thiếu sắt là hai yếu tố gây thiếu máu dinh dưỡng.
Thiếu pyridoxin (vitamin B6) làm chậm các chức năng miễn dịch, cả dịch thể và trung gian tế bào.
Vitamin và khoáng chất cho hệ miễn dịch
Bổ sung đầy đủ Vitamin và khoáng chất giúp cơ thể khoẻ mạnh
Vai trò của một số chất khoáng và miễn dịch
Sắt cần thiết cho tổng hợp AND, nghĩa là nó cần thiết cho quá trình phân bào. Ngoài ra, sắt còn tham gia vào nhiều enzym can thiệp vào quá trình phân giải bên trong tế bào.
Thiếu sắt, nhiễm khuẩn tăng. Thiếu sắt thường kèm theo thiếu protein - năng lượng, do vậy khi bổ sung sắt cho trẻ em bị suy dinh dưỡng cần chú ý sau khi đã phục hồi dinh dưỡng từ 5-7 ngày, nếu không sắt tự do sẽ là yếu tố thuận lợi cho phát triển các vi khuẩn.
Sắt gây ảnh hưởng đến miễn dịch qua trung gian tế bào hơn là miễn dịch dịch thể. Do đó, tiêm chủng chống các bệnh nhiễm khuẩn vẫn có tác dụng ở những trẻ em bị thiếu sắt vừa phải. Ở nơi có bệnh sốt rét, việc bổ sung sắt cần đi kèm với uống thuốc phòng sốt rét.
Kẽm khi thiếu kẽm tuyến ức nhỏ đi, các lymphô bào giảm số lượng và kém hoạt động. Kẽm là coenzym của một số men như AND và ARN polymeraze, cũng như cacbonic anhydrate của hồng cầu. Thiếu kẽm thường kèm theo thiếu protein, sắt và vitamin.
Đồng là coenzym, trẻ em thiếu đồng bẩm sinh (bệnh Menkes) thường chết do nhiễm khuẩn, nhất là bệnh viêm phổi.
Selen là thành phần thiết yếu của men góp phần giải phóng sự hình thành gốc tự do. Thiếu selen, nhất là kèm theo thiếu vitamin E làm giảm sản xuất kháng thể.

Khái niệm về khoáng chất

Khái niệm khoáng chất
Thực phẩm giàu khoáng chất
Khoáng là một nhóm các chất cần thiết không sinh năng lượng nhưng giữ vai trò trong nhiều chức phận quan trọng đối với cơ thể. Cơ thể người ta có gần 60 nguyên tố hóa học. Một số chất có hàm lượng lớn trong cơ thể được xếp vào các yếu tố đa lượng (macroelements), số khác có hàm lượng nhỏ được xếp vào nhóm các vi yếu tố (microelements). Các yếu tố đa lượng là Ca (1,5%), P (1%), Mg (0,05%), K (0,35%), Na (0,15%); các yếu tố vi lượng là I, F, Cu, Co, Mn, Zn…còn gọi là yếu tố vết.
Vai trò dinh dưỡng của các chất khoáng: Vai trò dinh dưỡng của các chất khoáng rất đa dạng và phong phú; Các muối phosphat và carbonat của calci, magiê là thành phần cấu tạo xương, răng đặc biệt cần thiết ở trẻ em, phụ nữ nuôi con bằng sữa. Khi thiếu calci, xương trở nên xốp, mô liên kết biến đổi. Quá trình này xảy ra ở trẻ em làm xương bị mềìm, biến dạng (còi xương). Những thay đổi này trở nên nghiêm trọng khi kèm theo thiếu vitamin D. Ngoài ra, calci còn tham gia điều hòa quá trình đông máu và giảm tính kích thích thần kinh cơ.
Chuyển hóa calci liên quan chặt chẽ với chuyển hóa phospho, ngoài việc tạo xương, phospho còn tham gia tạo các tố chức mềm (não, cơ).
Phospho là thành phần của một số men quan trọng tham gia chuyển hóa protid, lipid, glucid, hô hấp tế bào mô, các chức phận của cơ và thần kinh. Để đốt cháy các chất hữu cơ trong cơ thể, mọi phần tử hữu cơ đều phải qua giai đoạn liên kết với phospho.
Để duy trì độ pH tương đối hằng định của nội môi, cần có sự tham gia   của chất khoáng đặc biệt là muối phosphat, kali, natri.
Khoáng chất
Để duy trì cân bằng áp lực thẩm thấu giữa khu vực trong và ngoài tế bào, cần có sự tham gia của chất khoáng, quan trọng nhất là NaCl và KCl. Natri còn tham gia vào điều hòa chuyển hóa nước, có ảnh hưởng tới khả năng giữ nước của các protid keo. Đậm độ Na+ thay đổi dẫn đến cơ thể mất nước hay giữ nước.
Một số chất khoáng tham gia thành phần một số chất hữu cơ có vai trò đặc biệt. Sắt với hemoglobin và nhiều men oxy hóa trong hô hấp tế bào, thiếu sắt gây thiếu máu. Iot với thirocin là hormon của tuyến giáp trạng, thiếu lot là nguyên nhân bệnh bưới cổ địa phương. Cu, Co là các chất tham gia vào quá trình tạo máu.
Hiện nay vai trò của chất khoáng nhất là các vi yếu tố còn chưa được biết đầy đủ.
Nguồn chất khoáng trong thực phẩm: Các chất khoáng phân phối không đều trong thức
ăn. Các thực phẩm trong đó tổng lượng các ion K+, Na+, Ca++, Mg++ chiếm ưu thế được coi là
nguồn các yếu tố kiềm. Thuộc loại này gồm phần lớn rau lá, rau củ, quả tươi, sữa và chế
phẩm của các loại thực phẩm này.
Các  thực phẩm có tổng lượng các ion S, P chiếm ưu thế dẫn đến tình trạng toan của cơ thể sau quá trình chuyển hóa được gọi là thức ăn nguồn các yếu tố toan. Thức ăn thuộc loại này gồm thịt, cá, trứng, đậu, ngũ cốc.

Khái niệm về Vitamin


Vitamin và khoáng chất
Thực phẩm giàu Vitamin
Chức năng chính của các vitamin là để hỗ trợ tăng trưởng, phát triển và bảo trì. Một số vitamin vẫn còn được lưu trữ trong cơ thể bạn một thời gian dài trong khi một số loại khác lại đi qua một cách nhanh chóng và yêu cầu phải được bổ sung thường xuyên. Các loại vitamin khác nhau tạo ra từng hiệu quả và chứa trong các nguồn chế độ ăn uống khác nhau.


Khái niệm cơ bản
Tại một thời điểm , tất cả các loại vitamin thuộc về một nhóm hợp chất gọi là các amin, theo Oregon State University. Vì các chất này rất quan trọng đối với sức khỏe con người, các nhà khoa học gọi chúng là các amin quan trọng, hay các vitamin. Và hôm nay các nhà khoa học đã thống kê các loại vitamin quan trọng và cần thiết cho sức khỏe của bạn bao gồm: A, C, D, E, K và các vitamin B.
Các loại vitamin
Vitamin có thể được hòa tan trong nước hoặc hòa tan trong chất béo. Khi bạn tiêu thụ các vitamin hòa tan trong chất béo, cơ thể bạn lưu trữ chúng trong các tế bào chất béo cũng như trong gan của bạn cho đến khi bạn sử dụng nó. Tùy thuộc vào từng vitamin cụ thể, nó có thể nằm trong các mô của cơ thể bạn từ vài ngày đến 6 tháng.
Ví dụ các chất bao gồm vitamin A, D, E và K. Khi bạn tiêu thụ các vitamin tan trong nước, cơ thể của bạn sẽ hấp thụ chúng qua đường máu và những vitamin không được cơ thể hấp thụ sẽ ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu. Kết quả là bạn cần bổ sung vitamin này thường xuyên hơn để duy trì sức khỏe đầy đủ. Ví dụ như gia đình vitamin B và C.
Vitamin A và B
Các chức năng cụ thể của vitamin A đó là bao gồm hỗ trợ màu sắc thị lực, sự tăng trưởng hợp lý và làn da khỏe mạnh. Bạn có thể tìm thấy vitamin này từ các nguồn như gan, rau lá xanh, hoa quả, sữa...
Chức năng cụ thể của vitamin B bao gồm sản xuất năng lượng và sản sinh các hồng cầu. Các nguồn có chứa vitamin B này đó là rau lá xanh, các sản phẩm từ sữa, trứng, ngũ cốc, thịt gia cầm, các loại thịt và cá.
Thực phẩm chứa Vitamin
Vitamin C và D
Danh sách các chức năng của vitamin C bao gồm duy trì cơ bắp và nướu răng, khả năng chống nhiễm trùng cho vết thương. Bạn hoàn toàn có thể tìm được vitamin C từ các nguồn như dâu tây, hoa quả họ cam quýt, cà chua, ớt ngọt màu đỏ, bông cải xanh và dưa hấu.
Đối với vitamin D, nó giúp cho khả năng hấp thụ canxi và sự phát triển của xương và răng. Các nguồn thức ăn chứa dồi dào vitamin D đó là gan, cá, lòng đỏ trứng, sữa và ngũ cốc tăng cường. Ngoài ra cơ thể của bạn cũng tự sản xuất ra vitamin D trong nội bộ cơ thể.
Vitamin E và K
Vitamin E có khả năng giúp hình thành hồng cầu, bảo vệ phổi và duy trì các mô trong gan, mắt và da. Bạn có thể tìm được ở các loại hạt, hạt giống, cá mòi và rau lá xanh.
Vitamin K giúp cho khả năng chống đông máu. Nguồn của vitamin này bao gồm dầu đậu tương, sữa và các loại rau xanh lá. Đồng thời cơ thể cũng sản xuất vitamin K trong nội bộ cơ thể.